Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

RAU MÁC-Tên khoa học: Monochoria hastata (L.) Solms.



RAU MÁC

-Tên gọi khác: Rau Mác thon, Dong nước.
-Tên tiếng Anh: Arrowleaf False Pickerelweed, Arrow Leaf Pondweed, arrow-leaf monochoria, hastate-leaf pondweed.
-Tên khoa học: Monochoria hastata (L.) Solms.
-Tên đồng nghĩa: Monochoria hastaefolia Presl , M.  dilatata Kunth,Pontederia hastata Linn. , P. vaginalis Blanco,.
Cây rau mác

Phân loại khoa học

Bộ (ordo):
Thài lài (Commelinales).
Họ (familia):
Chi:
Loài:
Lục bình (Pontederiaceae).
Monochoria
Monochoria hastata.

Phân bố

Rau mác (Monochoria hastata) là một loài thực vật có hoa trong Họ Lục bình (Pontederiaceae).Có nguồn gốc ở Châu Á và trên nhiều quần đảo Thái Bình Dương, là loài cỏ dại quan trọng trên ruộng nước ngọt trũng thấp.
Ở Việt Nam câ rau mác xuất hiện trên cả nước. Ở Nam Bộ cây rau mác sống hoang dại trên các ruộng đất trũng thấp ở ĐBSCL.

Mô tả

Trong số 5 loài Rau Mác thuộc họ Pontederiaceae (Lục bình), chuyên sống ở ruộng nước, ao hay mương lạch nước sâu thì cây rau Mác thon (Monochoria hastata) có dạng lá và hoa đẹp nhất.
-Thân: Rau mác thon là nê thực vật (cây có rễ, củ ngầm dưới nước, sình lầy), thân đứng ngắn.
-Rể: Rể chùm mọc từ thân ngầm, màu trắng, mọc sâu trong bùn.
-Lá: Lá có cuống cao giúp vươn lên khỏi mặt nước, dài 25-50 cm. Phiến lá hình tam giác dạng mũi tên, dài 4-26cm, rộng 4,5-10 cm, màu lục.
-Hoa: Phát hoa thành chùm ngắn, gần như nằm trên cuống lá. Cụm hoa là chùm ngắn, dày, hoa màu lam, rộng 1,5cm; lá đài 3; cánh hoa 3, rời, giống như lá đài; nhị 5, màu vàng, 1 nhị to màu tím; bầu 3 ô. Hoa màu xanh lam rất đẹp. Ra hoa quanh năm.
-Quả: Quả nang nhiều hạt.

Thành phần hóa học

Trong rau mác có 85,6% nước 3,1% protid 8,2% glucid, 1,7% xơ, 1,4% tro, 2,6mg% caroten và 26,2% vitamin C.

Cách dùng

a-Rau mác được dùng làm rau

Thân lá dùng làm thức ăn cho lợn. Ngọn và lá non dùng làm rau xào, nấu canh, có thể muối dưa. Củ làm thuốc bổ dưỡng, thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt.
Ở Campuchia hoa và thân được bán ở chợ, dùng ăn với lẩu mắm.
1-Dùng làm rau sống, bóp gỏi: Bẹ và lá non của cây rau mác có thể dùng làm rau sống để ăn trực tiếp. Bẹ của cây rau mác tuốt lá có thể dùng để bóp gỏi ăn sống.
2-Dùng để luộc: Bẹ của cây rau mác tuốt lá có thể dùng để luộc với các loại rau rừng khác.
3-Dùng để xào: Bẹ của cây rau mát tuốt lá có thể dùng để xào với các loại rau rừng khác.
4-Dùng để nấu canh chua, nấu lẩu: Bẹ của cây rau mát tuốt lá có thể dùng để nấu canh chua và nấu lẩu.
5-Dùng để muối dưa: Bẹ của cây rau mát tuốt lá có thể dùng để muối dưa chua với rau muống, bông súng...

b-Rau mác được dùng làm thuốc

-Theo Đông y: Rau mác có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng , lợi niệu. Ở Việt Nam còn dùng cả cây sắc uống giải nhiệt, chữa cảm nắng. Củ làm thuốc bổ dưỡng, thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt.
Cây rau mác chuyên dùng chữa sản hậu chóng mặt, đau nhói trong tim, cũng dùng chữa bệnh lậu có sỏi, chữa ho, ho ra máu nhưng uống nhiều thì có độc. Hoa làm sáng mắt, trừ chứng thấp, đinh độc, trĩ, lậu. Lá dùng chữa thũng độc lâu ngày, trẻ em nổi đơn độc, mụt lở và hôi nách (giã nát đắp vào).
-Theo Hải Thượng Lãng Ông thì cây rau mác có dược tính như sau:
Cây thân thảo, lá hình mũi mác.
Hoa trắng to, tập họp thành chùm.
Củ là thuốc bổ, đau tim.
Trĩ, lậu, sản hậu...còn tìm loại chi?
-Ở Trung Quốc người ta còn dùng trị sản dịch, an thai và bệnh ngoài da, rắn cắn ong đốt, các loại mụn nhọt ở ngứa, cảm nắng,trị lỵ, viêm ruột, viêm đau lợi răng, sưng amygdal cấp tính, viêm họng.
-Ở Ấn Ðộ, người ta dùng rễ nhai chữa đau răng, vỏ cây ăn với đường trị hen,dùng dịch lá để chữa mụn nhọt, và cây được dùng làm thuốc chữa bệnh tâm thần.
-Ở Philippines củ rau mác nấu lấy nước uống để trị đau bao tử và ngậm để trị nhức răng.
-Ở Việt Nam: Toàn cây 50 – 100 g sắc uống trị lỵ, viêm ruột, viêm họng, viêm lợi, viêm amiđan, mụn nhọt, rôm sẩy, trúng nắng.
                                                                                                  Kỹ sư Hồ Đình Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét