KÈO NÈO
-Tên gọi khác: Cù Nèo, Tai Tượng, Nê Thảo.
-Tên tiếng Anh: Yellow burrhead.
-Tên khoa học: Limnocharis flava (L.) Buchenau.
Phân loại thực vật
Bộ (ordo):
|
Trạch tả (Alismatales).
|
Họ (familia):
Chi (genus):
Loài (species):
|
Nê thảo (Limnocharitaceae).
Kèo nèo (Limnocharis).
Limnocharis flava (L.) Buchenau
|
Phân bố
Nguồn gốc Châu Mỹ, nhập vào Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 20 và trở thành cỏ dại trong ruộng lúa ở vùng này. Hiện nay cây kèo nèo phân bố ở Đông Nam Á và Châu Mỹ.
Ở Việt Nam cây kèo nèo xuất hiện trong cả nước và mọc hoang dại như một loại cỏ trên đất ngập nước ở vùng ĐBSCL.
Mô tả
Kèo nèo là thực vật sống trên đất sình lầy, bùn ẩm, mương cạn. Cây đơn tử diệp, đa niên, dạng bụi (cao 20-100 cm).
-Thân: Thân ngầm mọc trong đất, mang nhiều chồi để mọc cây mới. Các bẹ lá phía trên mặt đất tạo thành thân giả. Khi trưởng thành cây cao khoảng 45-60cm. và độ sâu tối đa khoảng 15cm.
-Rể: Rể chùm, mọc trong đất bùn mềm. Thân rễ dày và ngắn, cây sống ở đầm lầy, nước nông, chỗ ứ đọng nước, độ sâu tối đa khoảng 15cm, nếu trồng trong chậu thì đất phải có nhiều mùn.
-Lá thẳng và hướng lên, không trôi nổi trên mặt nước, thường cao hơn cán hoa. Lá có phiến dạng xoan, tròn (5-30 x 4-25 cm), màu xanh lục tươi, gân chính cong. Cuống lá dài dạng bẹ (dài 10-75 cm), xốp (chứa không khí), có mặt cắt có có 3 khía hình tam giác. Phiến lá có hình dạng thay đổi: dạng mác đến elip thuôn dài hoặc ovan rộng. Đỉnh lá nhọn đột ngột, ở phía chóp mỏng hơn, mép lá hơi quăn, rìa lá gợn sóng. Có 4-6 đôi gân dọc gần như song song và hôi tụ theo hướng đỉnh, hàng loạt gân ngang song song và vuông góc với gân dọc và gân chính ở giữa tạo thành mạng hình mắt lưới mảnh.
-Hoa có từ 1-4 cuống cụm hoa, kiểu phát hoa dạng tán, 2-12 hoa nằm trong tổng bao là lá bắc. Cuống hoa nhỏ, có phần mở rộng và có mặt cắt tam giác ở phía trên. Mỗi hoa có 3 cánh màu vàng vàng nhạt đến vàng tươi, hình ovan rộng hoặc tròn, mang 15-20 tiểu nhụy (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiễu noãn.
-Quả nhỏ (đường kính 1,5-2 cm), được đài hoa bao bọc.Kèo nèo sinh sản, lây lan bằng hạt và phát triển quần thể bằng sinh sản vô tính.
Kèo nèo trông giống cây lục bình (tức bèo Nhật Bản), nhưng khác lục bình ở hai đặc điểm cơ bản.
-Một là cây lục bình thì nổi trên mặt nước, còn kèo nèo, gốc rễ bám dưới bùn đất, cành ngọn vươn lên mặt nước.
-Hai là về mùa nước nổi, lục bình theo gió nước trôi dạt bốn phương, còn cù nèo bám đất, nước dâng đến đâu vươn ngọn đến đấy.
Công dụng
a-Kèo nèo dùng làm rau
Cũng là thứ rau trong bữa ăn hàng ngày của người Nam Bộ nhưng kèo nèo được ưa dùng hơn: Làm rau sống, bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, nấu với lẩu, muối dưa…
Loài cây được coi như một thứ rau dại ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ.
1-Làm rau sống: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau sống.Đặc biệt để ăn với mắm kho.
2-Làm rau luộc: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau luộc.
3-Làm rau xào: Bẹ và lá kèo nèo non dùng làm rau xào.
3-Dùng để nấu canh chua, nhúng lẩu: Bẹ kèo nèo non dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu. Kèo nèo thường xuất hiện trong những món lẩu của người Nam Bộ. Món lẩu mắm dù đã có nhiều loại trái và rau như: cà tím, hoa súng, rau đắng, rau muống… nhưng sẽ mất ngon nếu thiếu kèo nèo. Ăn với kèo nèo, món lẩu mắm như đậm đà hơn, đặc sắc hơn.
4-Dùng để muối dưa chua: Bẹ kèo nèo non dùng để muối dưa chua riêng hoặc với các loại rau khác.
b-Kèo nèo dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, cây kèo nèo là vị thuốc chữa trị các chứng đau lưng, nhức mỏi, mát gan, lợi tiểu…
Ghi chú: Cây kèo nèo có khả năng hấp thu nhiều kim loại nặng, không nên dùng kèo nèo ở những nơi nước đọng, ô nhiểm để làm rau hoặc làm thuốc.
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Kỹ sư Hồ Đình Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét