Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Dị tật không hậu môn ở trẻ


Dị tật không hậu môn ở trẻ

Dị tật này xảy ra ở 1/5.000 trẻ sơ sinh. Khoa học chưa xác định được nguyên nhân, chỉ biết nó liên quan đến một số yếu tố như mẹ nhiễm virus, tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc dùng thuốc trong thời kỳ thai nghén.

Dị tật không hậu môn được phân làm 2 loại cao và thấp, cách điều trị cũng khác nhau. Thể thấp gặp trong 90% trường hợp, trẻ sinh ra không hậu môn nhưng có một đường rò nhỏ xì phân ra dưới da, đổ ra bìu (trẻ trai) hoặc phía ngoài bộ phận sinh dục (trẻ gái). Trong trường hợp này, bé có thể được phẫu thuật làm ngay hậu môn thật. Chức năng hoạt động của hậu môn thường tốt, trẻ có thể tự đi cầu bình thường.
Ở thể cao, trẻ sinh ra hoàn toàn không có vết tích của hậu môn, không có đường rò phân dưới da, hoặc nếu có thì phân cũng đổ vào đường tiểu hoặc đường sinh dục ở trên cao (như âm đạo, niệu đạo hoặc cổ bàng quang). Ở một số trẻ gái, trực tràng, bộ phận sinh dục và đường tiểu cùng đổ chung vào một lỗ (chuyên môn gọi là tồn tại ổ nhớp). Trường hợp này, trẻ sơ sinh sẽ được làm hậu môn tạm và đi tiêu bằng một lỗ trên thành bụng. Sau vài tháng, bác sĩ sẽ tiến hành làm hậu môn thật phía dưới. Hậu môn này được nong dần cho đến khi đạt được kích thước bình thường. Khi ấy, trẻ sẽ được phẫu thuật đóng hậu môn tạm trên thành bụng và đi cầu bên dưới như trẻ bình thường.
Việc điều trị dị tật không hậu môn cần được tiến hành sớm để trẻ có thể đi cầu bình thường, đồng thời tránh những tổn thương tâm lý khi trẻ đã hiểu biết.
ThS Trương Quang ĐịnhNgười Lao Động

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét