RAU BỢ
-Tên gọi khác: rau bợ nước, bạc bợ, cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo.
-Tên tiếng Anh: Water clover. Four Leaf Clover, Water Shamrock.
Phân loại thực vật
Bộ (ordo):
|
Bèo ông (Salviniales).
|
Họ (familia):
|
Rau bợ (Marsileaceae).
|
Chi (genus):
|
Rau bợ (Marsilea)
|
Loài (species):
|
Marsilea quadrifolia L.
|
Phân bố
Cây rau bợ (M. quadrifolia) được tìm thấy ở miền trung và miền nam Châu Âu, Caucasia, phía tây Siberia, Afghanistan, Tây Nam Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và Bắc Mỹ . Được coi là một cỏ dại mới du nhập vào Hoa Kỳ ở phía Đông Bắc trong hơn 100 năm qua.
Ở Việt Nam cây rau bợ là loại cỏ dại mọc trên ruộng trũng khắp cả nước. Ở Nam Bộ rau bợ mọc hoang và là loại cỏ gây hại quan trọng trên ruộng lúa.
Mô tả
Rau bợ là cây thảo thuộc loại cỏ bán thủy sinh, rất giống loài chua me đất.
-Thân: Thân mỏng mảnh, xốp, bò trên mặt đất trong nước. Thân chia thành nhiều mấu, mỗi mấu mang rễ và 2 lá có cuống dài.
-Rể: Rể chùm, mọc ở gốc và gốc lá, rể non trắng, mảnh mai khi già có màu vàng nâu.
-Lá: Lá có 4 thuỳ chéo chữ thập.
-Lá sinh sản: Rau bợ là thực vật thuộc ngành dương xỉ nên không có hoa, Lá sinh sản vươn cao giống như hoa mang quả bào tủ.
-Bào tử quả: là cơ quan mang bào tử, mọc 2-3 cái ở gốc các cuống lá, các bào tử quả này có lông dày. Mùa sinh sản tháng 5-6.
Thành phần hóa học
Trong 100 g rau bợ có 4,6% protid, 1,6% glucid, 0,72% caroten, vitamin C và cyclolaudenol, rau bợ có vai trò rất lớn trong phòng và trị bệnh đồng thời là nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn ngon, như rau bợ nấu với cá rô đồng.
Công dụng
Rau bợ tuy là rau dại nhưng giá trị dinh dưỡng cao và là một dược liệu quý. Dân một số địa phương ở miền Bắc Việt Nam thu hái rau bợ quanh năm để làm rau sống, nấu canh ăn hằng ngày hoặc phơi khô dùng như trà thuốc có tác dụng giải nhiệt cơ thể, trị ngứa, rôm sảy mùa hè.
Rau bợ ăn bùi, ngọt như rau ngót, có vị hơi chua của me, tanh giống diếp cá.
a-Rau bợ được dùng như một loại rau
1-Làm rau sống: Thân, lá rau bợ dùng để ăn sống trực tiếp hoặc bóp gỏi. Thường dùng chung với các loại rau rừng khác.
2-Dùng làm rau luộc: Rau bợ có thể dùng để luộc riêng hoặc chung với các loại rau rừng khác.
3-Dùng để xào: Rau bợ non có thể dùng để xào với thịt, tôm. Cua.
4-Dùng để nấu canh: Rau bợ có thể dùng để nấu canh rau với thịt, cá, tôm, cua, trứng…
b-Rau bợ được dùng như bài thuốc
Theo Đông y rau bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc..
Người dân Việt Nam có nơi hái vê làm món ăn sống, có khi hái về sao vàng hoặc phơi khô, sắc đặc uống làm thuốc mát thông tiểu tiện, chữa bạch đới, khí hư, mất ngủ. Có nơi còn giã cây tươi, ép lấy nước uống chữa rắn độc, bã đắp lên những chỗ sưng đau, sưng vú, tắc tia sữa.
Một số bài thuốc từ cây rau bợ
1-Thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan: Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày ( theo Lương y Chu văn Tiến).
2-Kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường: Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo ( theo Lương y Chu văn Tiến).
3-Thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém: Rau bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 - 10 ngày hoặc đến khi hết phù ( theo Lương y Chu văn Tiến).
4-Thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Dùng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy: Rau bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày (theo Lương y Chu văn Tiến).
5-Thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết: Dùng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát. Rau bợ 50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày. ( theo Lương y Chu văn Tiến).
6-Nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng: Dùng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại… Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày ( theo Lương y Chu văn Tiến).
7-Thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể… Rau bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày ( theo Lương y Chu văn Tiến).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét