Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2010

Trị rôm cho trẻ

Rôm là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè, nhất là ở trẻ nhỏ. Theo y học cổ truyền, rôm phát sinh do phong huyết nhiệt, thấp nhiệt và nhiệt độc gây nên. Rôm sảy tuy không đe dọa tính mạng nhưng gây phiền toái, khó chịu và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc dùng để trị rôm cho trẻ.

Bài 1: Gừng tươi 70g (để cả vỏ) rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên những chỗ da nổi rôm, ngứa ngáy. Ngày bôi 2 - 3 lần. Bôi trong 5 ngày. Hoặc 50g gừng tươi giã nhỏ, sắc với khoảng 2 lít nước. Đun sôi, để nước nguội thì tắm. Mỗi ngày tắm một lần vào buổi sáng. Tắm trong 3 ngày.

Bài 2: Lá dâu tằm 200g, rửa sạch cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước, đun sôi, chờ đến nước ấm thì tắm. Tắm xong lau khô, rồi bôi (hoặc rắc) bột đậu xanh vào những chỗ rôm mọc (đậu xanh cả vỏ, tán thành bột mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần). Tắm liên tục 3 - 5 ngày là rôm hết mọc.

Bài 3: Lá bọ mẩy tươi 70 - 100g, bạc hà 15g. Sắc lá bọ mẩy lấy nước đặc, trước khi bắc ra thì cho bạc hà vào, đun sôi lại là được. Dùng nước bôi, rửa nơi có rôm, ngày 2-3 lần. Dùng trong khoảng 3 - 5 ngày. Hoặc lá bọ mẩy tươi 30g, rửa sạch đem sắc với 500ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống sáng và chiều tối; liên tục 3-5 ngày.

Bài 4: Hai quả mướp đắng tươi, giã nát (có thể đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm. Tắm liên tục trong 5 ngày.

Quả mướp đắng.

Bài 5: Sài đất tươi 300g nấu với nước để tắm hàng ngày. Hoặc dùng 100g sài đất tươi giã với ít muối, thêm 100ml nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước, uống 2-3 lần trong ngày. Bã đắp vào nơi có rôm. Dùng trong 4 ngày.

Bài 6: 20g bột sắn dây pha với khoảng 200ml nước đun sôi để ấm (35oC), thêm ít đường cho dễ uống, uống liên tục trong 10 ngày. Nên uống vào buổi chiều hoặc sau giấc ngủ trưa.

Ngoài ra, để phòng rôm sảy cho trẻ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và giữ vệ sinh da tốt. Không nên cho trẻ ăn uống các thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu; không ăn nhiều đường, đồ nếp, hạn chế ăn các loại hoa quả gây nóng mít, xoài, nhãn, vải...

Cây thuốc trị bệnh gan

Hiện nay thường xuất hiện những chứng bệnh về gan như viêm gan do virut hoặc xơ gan, gan xơ cổ trướng, hoàng đản do gan bị tắc đường mật... Trong thuốc nam từ cây nhà lá vườn đã trở thành những phương thuốc hỗ trợ phòng trị những chứng bệnh về gan.

Dưa hấu.
Một số phương thuốc nam giản đơn song lại có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh đạt hiệu quả cao, bạn đọc có thể tham khảo hoặc áp dụng khi cần thiết.

- Phòng viêm gan do virut:

Dược liệu gồm: Nước ép dưa hấu 100ml, mật ong 10g. Trộn đều cả hai thứ với nhau. Ngày uống 1 thang, uống hết trong 1 lần.

- Viêm gan vàng da (nói chung):

Dược liệu gồm: Quả quýt to 1 quả, chè xanh 10g. Khoét một lỗ to ở quả quýt, sau đó nhét chè xanh vào lỗ khoét ở quả quýt, rồi bịt kín lại đem phơi nắng cho đến khô và cất đi sử dụng dần. Người lớn ngày 1 quả, trẻ em mỗi lần từ 1/3 đến 1/2 quả, cho vào sắc lấy nước uống, chia 2-3 lần trong ngày, cần uống trong 5-7 ngày liền.

Hoặc tuyết lê 1 quả, giấm ăn đủ dùng. Rửa sạch tuyết lê, thái miếng, ngâm trong giấm. Mỗi ngày cần ăn 10 miếng lê ngâm giấm này, chia 3 lần trong ngày. Đây là phương thuốc có công hiệu khá tốt làm giảm vàng da.

- Viêm gan mạn tính: Táo tàu 15g, nhân trần 30g. Đổ 3 bát nước sắc nhỏ lửa đến khi cạn còn 1/3. Ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Uống thuốc khi còn nóng, trong thời gian uống thuốc cần kiêng dầu, mỡ và thịt. Cần uống 10 thang liền.

- Viêm gan virut cấp: Chọn một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Phật thủ 9-27g, bại tương thảo (sử dụng theo tuổi: dưới 10 tuổi 1g, sau đó cứ 2 tuổi lại tăng 1g).

Sắc kỹ lấy nước uống. Ngày uống 1 thang, chia 3 lần. Cần uống 10 thang liền cho mỗi đợt.

Bài 2: Mã thầy 5 củ, lá tre non 6g, nứa 1 đoạn. Sắc kỹ lấy nước uống. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần. Cần uống liền 1 tháng (30 ngày) cho mỗi đợt.

Bài 3: Vỏ bưởi (bóc bỏ phần cùi trắng) 30g, nhân trần 30g. Đem cả hai thứ nghiền nát vụn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6g chiêu với nước sôi nguội.

- Xơ gan, chọn một trong các bài sau:

Bài 1: Quả mận tươi từ 100-150g, chè xanh một ít, mật ong vừa đủ.

Mận gọt vỏ, bỏ hạt, sau đó cho vào 0,3 lít nước đun sôi trong 3 phút, rồi cho chè xanh và mật ong vào là được. Mỗi ngày uống 1 thang này, cần dùng mỗi đợt từ 7-10 ngày hoặc dài hơn cũng được.

Bài 2: Vỏ dưa hấu 100g, gan lợn 30g. Sắc lấy nước uống trong ngày. Ngày cần uống 1 thang, kết hợp ăn gan lợn mỗi ngày 2 lần.

Bài 3: Câu kỷ tử 50-100g, chè đen 0,5-1g. Luộc câu kỷ tử sôi trong 5 phút, rồi cho chè đen vào. Ngày uống 1 thang chia 2 lần, cần uống 7-10 thang.

- Xơ gan cổ trướng:

Phật thủ 10g, thương lục 10g, gan lợn 120g, dầu sơn tra vừa đủ dùng. Nghiền nhỏ phật thủ và thương lục, sau xào gan lợn thái miếng với dầu sơn tra. Mỗi ngày sử dụng 1 thang, lấy gan lợn xào chấm với bột phật thủ, thương lục ăn, ngày ăn 2 lần.

- Xơ gan cổ trướng mạn:

Vỏ quả lê 15g, vỏ táo tây 15g, ngó sen tươi 100g. Sắc kỹ lấy nước. Ngày uống 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.

Quả dành dành chữa bệnh

Còn được gọi là sơn chi tử là quả của cây dành dành mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trên miền Bắc nước ta. Qủa dành dành thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm dùng để làm thuốc, theo y học dân tộc qu dành dành có vị đắng, tính hàn vào 3 kinh tâm, phế và tam tiêu có tác dụng làm thanh nhiệt (chữa sốt), t hỏa, lợi tiểu, cầm máu được dùng trong các bệnh sốt, người bồn chồn khó ngủ, miệng nhạt, hoàng đn (vàng da), mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, chy máu cam, lỵ ra máu, đái ra máu. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.

Còn được gọi là sơn chi tử là quả của cây dành dành mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trên miền Bắc nước ta. Qủa dành dành thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm dùng để làm thuốc, theo y học dân tộc qu dành dành có vị đắng, tính hàn vào 3 kinh tâm, phế và tam tiêu có tác dụng làm thanh nhiệt (chữa sốt), t hỏa, lợi tiểu, cầm máu được dùng trong các bệnh sốt, người bồn chồn khó ngủ, miệng nhạt, hoàng đn (vàng da), mắt đỏ, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, chy máu cam, lỵ ra máu, đái ra máu. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Ðn thuốc có dành dành.
- Si rô chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan: Nhân trần 24g, chi tử (qu dành dành) 12g, nước 600ml sắc còn 100ml chắt ra cho đường vừa đủ thành sirô chia 3 lần uống trong ngày.
- Chi tử hoàng nhiệt bì than (Ðn thuốc của Trưng Trọng Cnh): chi tử 5g, hoàng bá (hoàng nhiệt) 5g, cam tho 2g, nước 600ml đun sôi trong vòng 30 phút chia 3 lần uống trong ngày, dùng chữa người bị vàng da vàng mắt, sốt tâm phiền muộn.
- Chữa bỏng do nước sôi: chi tử đốt thành than hòa với lòng trắng trứng gà, bôi lên chỗ bỏng sau khi đ" tháo nước phỏng ra.
- Chữa trẻ con sốt nóng: chi tử 7 qu, đậu xị 20g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa chy máu cam: chi tử đốt thành than tán nhỏ thổi vào lỗ mũi.
- Dùng chữa sang chấn tụ máu: Qu dành dành tưi gi" nhỏ bọc gạc, đắp lên chỗ sang chấn.
- Ngoài ra qu dành dành còn là phụ gia thực phẩm không có độc màu vàng tươi.